Error message

Notice: Undefined offset: 1 in counter_get_browser() (line 70 of /home/pshoolvn/domains/pschool.vn/public_html/sites/all/modules/counter/counter.lib.inc).

Điểm thi thử môn chung đợt 1 ngày 13/03/2022 tại Tổ Hợp Giáo Dục Pschool

 

Kính gửi các quý phụ huynh và các em học sinh điểm thi thử đợt 1 ngày 13/03/2022 do TT Pschool tổ chức cùng với phần nhận xét, đánh giá của các thầy/cô giáo ra đề, chấm thi. Đợt 1 là đợt thi đầu tiên có tên gọi là Định vị, đây là đợt thi giúp các con bước đầu định vị kiến thức, kĩ năng, tâm thế cho Kì thi tuyển sinh vào 10; từ đó điều chỉnh phương pháp học tập và ôn luyện để Thi các đợt tiếp theo đạt hiệu quả cao.  Đợt  2 “Điều chỉnh” với mục tiêu giúp các em rút kinh nghiệm những lỗi mắc phải của đợt 1, cải thiện điểm số và làm quen với cấu trúc và mức độ đề thi tuyển sinh vào 10 các môn Chuyên và Không chuyên.

Phụ huynh và các em học sinh có thể sang xem lại bài thi vào các buổi chiều, tối thứ 3 (Ngày 22/03/2022), thứ năm (Ngày 24/03/2022) và buổi sáng, chiều Chủ Nhật (Ngày 27/03/2022).

Trung tâm bắt đầu nhận đăng ký thi thử đợt 2 - Điều chỉnh: tổ chức vào ngày 17/04/2022 (Thay cho với lịch cũ dự kiến ngày 10/04/2022 là ngày nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương). Hotline thi thử: 0968.42.5775.

 MÔN TOÁN CHUNG:

Nhận xét về kết quả thi thử lần 1 ở Pschool: Kết quả thi nhìn chung là thấp (điểm trung bình dưới 5), riêng bài biểu thức thì chiếm 2 điểm nhưng số lượng làm trọn vẹn rất ít, vì việc thu gọn biểu thức ko làm được hoặc chưa đi đến kết quả cuối cùng hoặc sai thì ko thể làm được các ý còn lại. Bài giải hệ phương trình cơ bản nhưng rất nhiều học sinh ko lấy được điểm tối đa vì ẩu (nhìn sót dấu trừ, tính toán phân số sai, thay vào tìm x,y cũng sai, sót điều kiện và đối chiếu đk ...). Bài 3 giải toán bằng cách lập hệ phương trình nhiều học sinh ko đưa ra được hệ điều kiện đúng vì hiểu sai về việc sản xuất vượt mức 10%, 15%... Bài hình ý a, b nhiều học sinh làm được, tuy nhiên vì chưa có nhiều thời gian luyện tập các bài đường tròn và tứ giác nội tiếp nên hầu hết đọc hình còn kém. Còn bài cuối thì ko một ai được điểm tối đa vì hầu hết ai đã làm thì đều bình phương và giải pt bậc 6 nên tính toán không đi đến kết quả cuối cùng.

Học sinh mới chỉ hoàn thiện về kiến thức chương trình kì 2 nên chưa ôn tập lại các phần trước đấy, dẫn đến như bài 1 rất ít bạn lấy điểm trọn vẹn. Về phần hình cũng chưa luyện tập nhiều nên nhìn chung làm rất kém, chắc chắn các lần tới sẽ tốt hơn, và trình bày, tính toán vẫn cẩu thả thì học sinh cần rèn luyện và chú tâm hơn.

MÔN VĂN CHUNG:

I. Phần 1: Về kiến thức cơ bản (Các câu 1,2,3 phần 1 và câu 1,2 phần 2)

- Có nhiều bạn chưa nắm chắc kiến thức cơ bản. Lí do có thể là do văn bản trong đề thi học từ học kì 1 nên các bạn không nhớ. Nhưng nhiều hơn là các bạn chủ quan, không nắm chắc kiến thức ở từng văn bản đã học, không có kế hoạch học tập rõ ràng.

- Các lỗi thường gặp:

+ diễn đạt chưa rõ ràng, mạch lạc

+ cách trả lời chưa đúng với yêu cầu của đề

+ trả lời thiếu nội dung

-  Đề làm tốt các câu hỏi, các bạn cần đọc kĩ đề, xác định từ khóa, tái hiện kiến thức và viết câu trả lời rõ ràng, đúng và đủ.

II. Phần 2: Về kĩ năng viết đoạn văn NLVH và NLXH (các câu 4 phần 1 và câu 3 phần 2)

1. Các lỗi chính:

- Sai cấu trúc đoạn văn

- Thiếu luận điểm hoặc luận điểm không rõ ràng

- Diễn đạt sơ sài, không bám vào nội dung đoạn văn bản

- Có nhiều bạn không viết đoạn văn nghị luận văn học

2. Cần lưu ý khi làm bài:

2.1. Cách thức lập luận và dung lượng: cần thực hiện theo đúng yêu cầu của đề. Nếu viết sai yêu cầu về cách thức hoặc dung lượng (đoạn văn dài quá hoặc ngắn quá) đều bị mất điểm.

2.2. Khi diễn đạt cần chú ý:

2.2.1. Câu chủ đề là câu nêu nội dung cần làm sáng tỏ trong đoạn văn.

+ Ở đoạn văn NLVH: cần là một câu có nội dung khẳng định, có đầy đủ: tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận,  phạm vi dẫn chứng.

Ví dụ: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi binh minh được tác giả Huy Cân tái hiện thật ấn tượng trong khổ thơ cuối của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biền nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.”

+ Ở đoạn văn NLXH: cần là một câu có nội dung khẳng định, giới thiệu đúng trọng tâm vấn đề cần nghị luận.

Ví dụ: Thái độ sống lạc quan, tích cực có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân chúng ta và với cuộc sống nói chung.

2.2.2. Nối ý bằng các từ nối, câu nối để đoạn văn mạch lạc

- Triển khai luận điểm: cần lưu ý cách làm: nêu luận điểm -> dẫn chứng-> phân tích dẫn chứng ->nhận xét.

2.2.3. Chú ý câu cuối đoạn diễn dịch không phải là câu nêu nhận xét chung hay nội dung khái quát của đoạn văn bản.

3. Các bạn cần tăng cường luyện tập viết đoạn văn theo các bước sau:

3.1. Cần tìm hiểu đề để nắm được các yêu câu cần đạt:

- yêu cầu về hình thức

- yêu cầu về nội dung

- yêu cầu tạo lập câu

3.2. Cần tìm ý để hình thành hệ thống luận điểm

3.3. Tạo lập câu theo yêu cầu

3.4. Lập dàn ý và viết đoạn

III. Trên đây là một số chú ý về kĩ năng làm bài sau khi cô đọc và nhận ra những sai sót trong bài làm của các bạn. Chúc các bạn luyện tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi vào 10 sắp tới!

MÔN ANH CHUNG:

Nhiều học sinh vẫn chưa cẩn thận trong việc điền, tô phiếu trắc nghiệm. Có thể kể đến 1 số trường hợp:

*Ở mục điền thông tin:

- Học sinh không tô số báo danh/mã đề hoặc chỉ tô nhưng không viết lại lên trên.

- Tô và viết mã đề không khớp (Ví dụ: Tô mã đề 444 nhưng viết bên trên là mã 321)

- Tô mã đề, SBD, đáp án bằng bút mực/bút bi

- Chưa đọc kỹ tờ thông tin dẫn tới ghi nhầm thông tin ở các mục (Rất nhiều HS ghi tên của mình vào phần dành cho giám thị)

*Ở phần bài thi:

- Học sinh tô 2 đáp án hoặc bỏ sót không tô

- Tẩy đáp án này để chọn đáp án khác nhưng tẩy chưa sạch => 2 đáp án

- Tự ý sửa số thứ tự trong phiếu (Ví dụ trong phiếu là số 16, học sinh tự ý gạch số 16 sửa thành số 20)

 

PSCHOOL: TẬN TÂM - THÂN THIỆN - THIẾT THỰC

 

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN