Error message

Notice: Undefined offset: 1 in counter_get_browser() (line 70 of /home/pshoolvn/domains/pschool.vn/public_html/sites/all/modules/counter/counter.lib.inc).

Một số kỳ thi Toán Tiếng Anh tổ chức tại Việt Nam.

Ban biên tập xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh và học sinh thông tin về một số kỳ thi Toán Tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông được tổ chức tại Việt Nam:

1) HOMC (viết tắt của HANOI OPEN MATHEMATICS COMPETITION): 

Kỳ thi được khởi đầu từ năm 2004 - năm đầu tiên nhiệm kỳ IV của hội Toán học Hà Nội - Năm đó hội Toán học Singapor có mời Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán Singapor  (SMO). Hội Toán học Hà Nội nhận bảo trợ và tổ chức đội học sinh giỏi của Việt nam tham dự SMO 2004.

Kỳ thi Olympic Toán Hà Nội lần thứ nhất được tố chức - chỉ có học sinh Hà Nội tham dự - Đối tượng dự thi gồm 2 lứa tuổi:

lứa tuổi Jenior (lớp 8 phổ thông)

lứa tuổi Senior (lớp 10 phổ thông)

Học sinh dự thi là những học sinh giỏi Toán, đồng thời phải thành thạo tiếng Anh chuyên ngành Toán - vì phải giải toán bằng tiếng Anh - để có thể sau đó tham dự SMO 2004 do Hội Toán học Singapor tổ chức. Lứa tuổi Junior chỉ có học sinh 4 quận nội thành cũ tham dự, lứa tuổi Senior chỉ có học sinh 2 trường THPT Chu Văn An và Hà Nội - Amsterdam tham dự. Sau kỳ thi HMO lần thứ nhất, Hội Toán học Hà Nội đã lập được 2 đội tuyển Jenior và Senior gồm 29 thí sinh để dự thi SMO và ngay lần đầu tiên dự thi SMO đội tuyển Việt nam đã đạt kết quả tốt: 4 giải vàng, 9 giải bạc và 6 giải đồng (19 giải trên tổng số 29 dự thi).

Từ năm 2005 trở đi, kỳ thi HOMC bắt đầu mở rộng tới học sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh… sau đó đến các tỉnh miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn,  Hòa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang v.v… Trong những năm đầu, Hội Toán học Hà Nội là đơn vị chủ trì toàn bộ kỳ thi HOMC lần 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (tổ chức coi, chấm thi, ký giấy khen và trao phần thưởng cho các thí sinh đat giải). Các kỳ thi đều được tổ chức tại Hà Nội, địa điểm thi đặt tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các kỳ thi HOMC từ năm 2004 đến nay đều được tổ chức vào ngày chủ nhật trong tháng 3 dương lich hàng năm > Sau đó khoảng trên dưới 1 tháng (chấm thi và xét giải xong) lễ tổng kết cuộc thi và trao phần thưởng được tổ chức tại Hà Nội. Những học sinh đạt giải cao được chọn vào đội tuyển của Việt Nam dự thi SMO. Sau năm 2010, Singapor không tổ chức kỳ thi SMO hàng năm nữa, kỳ thi HOMC của hội Toán học Hà Nội vẫn tiếp tục phát triển, đến năm 2013 được Bộ GD và ĐT cho phép mở rộng ra toàn quốc.

         2.  Từ  năm 2012  có sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Hội Toán học Hà Nội, đồng tổ chức kỳ thi HOMC lần  thứ 9.

         Kỳ thi HOMC 2012  tổ chức vào chủ nhật 11 tháng 3 năm 2012, vẫn chỉ có 1 hội đồng thi, đặt tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội - 14 tỉnh thành có học sinh tham dự kỳ thi, ngoài các tỉnh miền Bắc, có thêm 2 tỉnh miền Trung là Đăk Lăk  và  Phú Yên. Số lượng thí sinh đông: 225 em nên phải chia thành 2 ca: ca sáng lứa tuổi Senior dự thi, ca chiều tổ chức thi cho lứa tuổi Junior. Ngày 27 tháng 4 năm 2012 tổ chức lễ tổng kết và phát  thưởng tại hội trường lớn của trường THPT Chu Văn An Hà Nội.

3. Năm 2013, Hội Toán học Hà Nội đã phối hợp với 3 Sở Giáo dục và Đào tạo: Hà Nội, Đăk Lăk và Đồng Tháp tổ chức kỳ thi HOMC lần thứ 10 mở rộng toàn quốc vào ngày chủ nhật 24-3-2013 tại 3 hội đồng coi thi, 576 thí sinh của 33 tỉnh, thành đã dự thi trong năm này.

- Hội đồng coi thi Hà Nội đặt tại trường THPT Chu Văn An có 503 thí sinh,

- Hội đồng coi thi Đăk Lăk đặt tại trường THPT chuyên Nguyễn Du có 28 thí sinh,

- Hội đồng coi thi Đồng Tháp đặt tại trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu có 45 thí sinh.

Năm 2014, tổ chức kỳ thi HOMC lần  thứ 11 vào ngày 23-3-2014 tại 3 địa điểm (như năm trước) có 779 thí sinh của  42 tỉnh thành tham dự

              -Hội đồng coi thi Hà Nội có 632 thí sinh

              - Hội đồng coi thi Đăk Lăk có 44 thí sinh

              -Hội dồng Đồng Tháp có 103 thí sinh.

        Năm 2015, tổ chức kỳ thi HOMC lần thứ 12 vào ngày 22-3-2015 tại 3 địa điểm (như năm trước), có 634 thí sinh của 44 tỉnh thành tham dự.

- Hội đồng coi thi Hà Nội có 487 thí sinh,

- Hội đồng coi thi Đăk Lăk có 57 thí sinh,

- Hội đồng coi thi Đồng Tháp có 90 thí sinh.

Năm 2016,  kỳ thi HOMC lần thứ 13 tố chức vào ngày 12-3-2016  tại 3 địa điểm (như năm trước) có 975 thí sinh của 47 tỉnh, thành tham dự.

- Hội đồng coi thi Hà Nội có 692 thí sinh,

- Hội đồng coi thi Đăk Lăk có 88 thí sinh,

- Hội đồng coi thi Đồng Tháp có 195 thí sinh .

Tại hội đồng coi thi Hà Nội, hội đồng chấm thi chấm xong bài thi của thí sinh dự thi tại Hà Nội trong ngày 12-3, hội đồng xét giải làm việc vào sáng 13-3 và tổ chức lễ tổng kết, trao thưởng vào chiều 13-3-2016. Hai hội đồng Đăk Lăk và Đồng Tháp, vì phải gửi bài ra Hà Nội chấm, nên việc tổng kết và khen thưởng được tiến hành vào thời gian muộn hơn.

Năm 2017, tổ chức kỳ thi HOMC lần thứ 14 vào hai ngày 4 và 5 tháng 3 năm 2017. Cuộc thi năm nay có một số đổi mới, toàn quốc chỉ thành lập một hội đồng coi thi đặt tại Hà Nội. Thí sinh về dự thi phải ở lại Hà Nội trong hai ngày để dự tổng kết và nhận phần thưởng ngay đối với những em đạt giải. Có 843 thí sinh của 30 tỉnh, thành tham dự kỳ thi HOMC 2017. Sáng ngáy 4-3, thí sinh làm bài thi trong 180 phút. Buổi chiều cùng ngày, hội đồng chấm thi bắt đầu chấm bài, các thí sinh được ban tổ chức đưa vào lăng viếng Bác Hồ, tham quan nhà sàn của Bác. Sáng ngày 5-3 các thí sinh được đưa đến trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam  giao lưu với học sinh của trường, các trưởng đoàn và giáo viên đưa học sinh đi thi tham dự Hội thảo khoa học do Hội toán học Hà Nội tổ chức. Đúng 15 h ngày 5-3 Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội và Hội Toán học Hà Nội đã tiến hành tổng kết và phát thưởng cho các thí sinh đạt giải. Kỳ thi HOMC 2017 đã kết thúc tốt đẹp.

2) AMC (viết tắt của: American Mathematics Competitions ):

 Kì thi Toán học Hoa Kỳ (American Mathematics Competitions – AMC) là kì thi có lịch sử lâu đời được tổ chức bởi Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ (Mathematical Association of America) từ năm 1950. Hàng năm có khoảng 350.000 thí sinh đến từ 6.000 trường từ 34 nước trên toàn thế giới tham dự các Kì thi AMC được chia theo các khối lớp 8, 10 và 12. Trong đó, có khoảng 10.000 thí sinh đạt đủ điều kiện để được mời tham dự vòng thi tiếp theo AIME (American Invitational Mathematics Exams). Các kì thi AMC và AIME được mở cho tất cả các học sinh trên thế giới tham gia. 

    Bắt đầu từ năm học 2017-2018, Công ty cổ phần Giáo dục ISKOOL, là đơn vị đại diện chính thức của Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ để tổ chức các kì thi AMC và AIME tại Việt Nam. Ban tổ chức hy vọng việc được tiếp cận với các kì thi quy mô quốc tế, sẽ giúp tăng cường tính cạnh tranh và khả năng hội nhập của học sinh Việt Nam với bạn bè quốc tế. Kì thi AMC 8 dành cho học sinh trung học cơ sở được tổ chức vào ngày 14/11/2017. 

a. Mục đích của kì thi

    Kì thi Toán học Hoa Kỳ (American Mathematics Competitions – AMC) là một sân chơi dành cho học sinh trên cả nước có cơ hội tham gia một kỳ thi chuẩn Quốc tế. Mục đích chính của kỳ thi là góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu. Bên cạnh đó, kỳ thi còn cung cấp cho giáo viên và những người tổ chức địa phương một nguồn tài liệu chất lượng cao.

b. Đơn vị tổ chức

    Công ty cổ phần Giáo dục ISKOOL

c. Thời gian, địa điểm tổ chức kì thi AMC 8

Thời gian:    Thứ 3, ngày 14/11/2017

Địa điểm thi: Các Trường đăng ký dự thi 

d. Đối tượng tham gia 

    Học sinh lớp 6, 7 và 8.

e. Nội dung và hình thức thi

    Kỳ thi AMC 8 gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 40 phút. 

    Thí sinh có thể vào trang web chính thức của kì thi: http://amcvietnam.edu.vn để biết thêm thông tin.

  Từ tháng 9 năm 2019, thí sinh có thể truy cập Cổng luyện thi, kiểm tra trực tuyến http://testonline.pschool.vn/ để luyện tập các đề thi thử AMC với thời gian và cách tính điểm theo quy định của Ban tổ chức.

f. Cách thức đăng kí dự thi 

Có hai cách thức đăng kí dự thi: 

    Đăng kí theo trường: Thí sinh đăng ký trực tiếp và thi tại trường, đối với các trường có ít nhất 20 thí sinh.

    Đăng kí theo mẫu của Ban tổ chức gửi qua email hoặc tải mẫu đăng ký dự thi tại đường dẫn: tinyurl.com/maudk và gửi danh sách đăng kí về địa chỉ email: amc.vn2016@gmail.com 

    Đăng kí cá nhân: Thí sinh đăng ký có thể đăng kí tại địa chỉ: https://goo.gl/Ybjf1s 

Địa điểm tổ chức cho thí sinh đăng ký cá nhân:

Khu vực Hà Nội (dự kiến):  

Địa điểm 1: Trường THCS Giảng Võ
Số 01 Trần Huy Liệu, P. Giảng Võ, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

Địa điểm 2: Trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark
Khu đô thị Ecopark, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.

Khu vực Hồ Chí Minh (dự kiến):

 

Thông tin chi tiết xem tại website http://amcvietnam.edu.vn  

Thời gian đăng kí: từ ngày 20/09/2017 đến hết ngày 20/10/2017.

 

Lệ phí thi: 250.000 đồng / thí sinh 

g. Cơ cấu giải thưởng

Hệ thống giải thưởng của Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ: 

Giấy chứng nhận loại Xuất sắc dành cho mỗi thí sinh đạt điểm tối đa.

Các học sinh đứng thứ nhất, nhì và ba của mỗi trường sẽ lần lượt được nhận Giấy chứng nhận Thành tích Xuất sắc Vàng, Bạc và Đồng.

Giấy khen AMC 8 dành cho mỗi học sinh đạt kết quả cao.

Những thí sinh đạt kết quả cao nhất trong kì thi AMC 8 sẽ được mời tham dự kì thi AMC 10/12 được tổ chức vào khoảng tháng 2/2018.

Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ sẽ bắt đầu gửi kết quả trong vòng một tháng kể từ ngày thi. 

3) IKMC (viết tắt của International Kangaroo Math Contest)

Vào đầu những năm 1980, Peter O'Holloran, một thầy giáo dạy Toán người Úc, triển khai một kỳ thi về Toán học giữa các trường tại Úc. Kỳ thi áp dụng một hình thức thi mới, sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm, chấm bài thi trên máy tính. Điều đó đã giúp cho hàng ngàn học sinh trên toàn nước Úc có thể tham gia dự một cách nhanh chóng, hiệu quả. Kỳ thi này (tiền thân của kỳ thi Toán quốc gia Úc – AMNC) đã đạt được thành công vang dội, nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của không chỉ các học sinh, giáo viên trên toàn nước Úc mà các các quốc gia khác trên thế giới.Từ ý tưởng này, hai giáo viên người Pháp André Deledicq và Jean Pierre Boudine đã mang kỳ thi này về nước mình. Tên gọi của kỳ thi “Kangaroo” là để tri ân thầy giáo người Úc – Peter O'Holloran đã sáng tạo ra hình thức thi vô cùng hấp dẫn, hiệu quả. Lần đầu tiên tổ chức tại Pháp vào năm 1991 đã có hơn 120.000 học sinh tham dự. Chỉ vài năm sau đó, kỳ thi lan rộng ra hơn 20 quốc gia ở Châu Âu. Các quốc gia này sau đó đã cùng nhau thành lập Association Kangourou sans Frontie (AKSF), tạm dịch là Hiệp hội Toán học Kangaroo không biên giới để cùng nhau điều hành và phát triển kỳ thi.Trải qua gần 2 thập kỷ phát triển và lớn mạnh, cho đến nay, đây là kỳ thi Toán học có số lượng thí sinh tham dự lớn nhất trên thế giới, thu hút trên 6.000.000 thí sinh đến từ khoảng 70 quốc gia mỗi năm. Chủ tịch hiện tại của Hiệp hội Toán quốc tế Kangaroo là Tiến sĩ Gregor Dolinar – Trường Đại học Ljubjana, Slovenia. Ông cũng là Tổng thư ký của Hội đồng cố vấn Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế.

 

BÌNH LUẬN